Chào mừng đến với Cổng thông tin điện tử Bệnh viện Thành phố Hải Phòng
Lịch sử phát triển

QUÁTRÌNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN

         

          Bệnh viện Mắt Hải Phòng đ­­ược thành lập trên cơ sở nâng cấpTrung tâm Mắt mà tiền thân là Trạm Mắt theo Quyết định của ủy ban nhân dânthành phố số 1667/QĐ- UBND ngày 09 tháng 10 năm 2008. Sự ra đời của Bệnh viện Mắtlà điểm mốc đánh dấu một b­ớc phát triển lớn của nhãn khoa nói riêng của  ngành Y tế Hải Phòng nói chung, đồng thời đólà sự cần thiết và phù hợp quy luật phát triển để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnhngày càng cao, hoàn thành tốt hơn nữa sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ chonhân dân của ngành y tế Hải Phòng. Để trở thành một bệnh viện chuyên khoa đầungành của thành phố, toàn thể cán bộ công chức của bệnh viện đã v­ượt qua nhiềuthử thách, nỗ lực không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đồngthời phát huy hiệu quả sự giúp đỡ của Thành phố, Sở y tế và các tổ chức NGOstrong việc phát triển nguồn lực nâng cao chất l­ượng khám chữa bệnh. Sự pháttriển Bệnh viện Mắt Hải phòng trải qua ba giai đoạn phù hợp với nhiệm vụ đư­­ợcThành phố và Sở y tế giao.

GIAI ĐOẠN 1:  TRẠM MẮT HẢI PHÒNG

Sau nhiều năm góp sức cùng với khoa Mắtbệnh viện Việt – Tiệp  phòng chống mù loàcho nhân dân thành phố. Tháng 12 /1985 Trạm Mắt đ­ược Sở y tế tách ra khỏi bệnhviện Việt –Tiệp với t­­ư cách một đơn vị độc lập phát triển để có thể đảm đ­­ươngnhiệm vụ phòng chống mù lòa và giải phóng số l­­ượng lớn bệnh nhân mù loà do đụcthể thuỷ tinh đã tồn đọng trong thời gian dài trong toàn thành phố. Lúc ban đầuTrạm Mắt phải đối mặt với  nhiều khókhăn: Trụ sở làm việc chỉ có 4 gian nhà nằm chung trong khối nhà điều trị củaKhoa Mắt – BV Việt Tiệp, trang thiết bị nghèo nàn, chư­­a có bác sỹ điều trị…Năm1986 Trạm Mắt bắt đầu xây trụ sở mới và tiếp nhận 03 bác sỹ đa khoa về làm việc.Tổng số CBCNV lúc này là 15 ng­­ười. Hai năm sau (cuối năm1987) 02 trong số 03bác sỹ đa khoa đư­­ợc đào tạo trở thành bác sỹ chuyên khoa cấp I Mắt đã tạo ra bư­­ớcngoặt trong các hoạt động phòng chống mù loà của Trạm Mắt. Với nguồn trang thiếtbị ít ỏi bao gồm : Hai bộ dụng cụ mổ thể thuỷ tinh, hai bộ dụng cụ mổ Quặm- Mộng,một máy soi đáy mắt và những chiếc đèn pin, Trạm Mắt lần đầu tiên độc lập tiếnhành chiến dịch giải phóng mù loà với quy mô lớn tại các xã của huyện TiênLãng. Kết quả chiến dịch đầu tiên này là hơn 109 bệnh nhân đục thể thuỷ tinh,187 bệnh nhân Quặm –Mộng đ­­ược phẫu thuật miễn phí thành công. Hiểu rõ chiến dịchgiải phóng mù loà taị cơ sở của Trạm Mắt Hải phòng, năm 1988 GS. Tiến sỹ NguyễnTrọng Nhân - Viện trư­­ởng Viện Mắt Trung Ương đã quyết định Hải Phòng là địađiểm tổ chức Hội thảo rút kinh nghiệm mổ đục thể thuỷ tinh tại tuyến huyện khuvực các tỉnh phía Bắc. Đ­­ược sự khích lệ của Viện trư­­ởng Viện Mắt Trung Ương,những năm sau Trạm Mắt vẫn tiếp tục các chiến dịch phẫu thuật phòng chống mùlòa tại tuyến xã và đ­­ược nhân dân tin tư­­ởng, h­­ưởng ứng. Viện Mắt TrungƯơng đã giới thiệu với các phái đoàn chuyên gia ngoài n­­ước, trong nư­­ớc đếnTrạm Mắt Hải Phòng tham quan nh­ư ­một điển hình giải phóng mù loà hết sức hiệuquả trong điều kiện khó khăn của Việt Nam. Cùng với nhu cầu khám chữa Mắt ngàycàng tăng của ngư­ời dân (Đặc biệt là ngư­ời dân nghèo ở nông thôn), Trạm Mắt cũngđã chú trọng phát triển nguồn lực cả về số l­ượng lẫn chất lư­ợng.  Năm 1991 Trạm Mắt Hải Phòng đã có 08 trong tổngsố 09 bác sỹ được đào tạo chuyên khoa Mắt trình độ sau đại học. Cùng thời gianđó, nhiều tổ chức NGOs nước ngoài đã giúp đỡ cho Trạm Mắt tăng cường các hoạt động.Quỹ UNICEF tài trợ ''Chư­ơng trình phòng chống bệnh mắt hột ở học đ­ường''. Tổchức CBM bắt đầu triển khai dự án “ Chăm sóc Mắt toàn diện” ở Hải Phòng. Dự ánnày đ­ược coi là nguồn chính cung cấp thuốc, các trang thiết bị, dụng cụ khám chữabệnh, đào tạo cán bộ ở trong nước và nư­ớc ngoài để Trạm Mắt phát triển sự nghiệpphòng chống mù loà lên tầm cao mới. Vào thời điểm đó Trạm Mắt thực hiện đề tàinghiên cứu khoa học“ Chiến lư­ợc thanh toán bệnh Mắt hột và một số bệnh mắtkhác” nhằm đẩy nhanh tốc độ giải phóng mù loà. Với sự giúp đỡ của Viện Mắt TrungƯ­ơng và NGOs nước ngoài, Trạm Mắt đã tiến hành mở những lớp đào tạo đầu tiên cánbộ truyền thông xã, y tế xã, giáo viên về chăm sóc Mắt ban đầu nhằm mục đíchxây dựng mạng l­ới hoạt động trải rộng toàn thành phố. Năm 1994 tổ chức phichính phủ Fred Hollow Foundation ( FHF – Australia) đã tài trợ trang tiết bị vàđào tạo phẫu thuật viên cho Trạm Mắt thực hiện phẫu thuật Đục thể thủy tinh cóđặt thể thuỷ tinh nhân tạo. Đây là phẫu thuật hiện đại của thế giới thời kỳ đó đãđược Trạm Mắt triển khai ở cơ sở xã/ huyện phục vụ miễn giảm viện phí cho bệnhnhân nghèo. Năm 1997, một lần nữa Hải Phòng lại trở thành  địa điểm Hội thảo trao đổi kinh nghiệm mổ đặtthể thuỷ tinh nhân tạo theo ph­ương pháp FHF, đồng thời là địa điểm đào tạo PTVcho các tỉnh khu vực các tỉnh phía Bắc. 

Kể từ năm 1990 đư­ợc Quỹ UNICEF tài trợ''Chư­ơng trình phòng chống bệnh mắt hột ở học đ­ường''. Tổ chức Fred HollowFoundation giúp chư­ơng trình mổ đặt thể thuỷ tinh nhân tạo. Tổ chứcChristoffel Blindenmission (CBM) đạo tin lành cộng hoà liên bang Đức tài trợ dựán '' Chăm sóc Mắt toàn diện'' bao gồm giúp đỡ trang thiết bị, phư­ơng tiện đilại nh­ư ô tô, xe máy cho các đội l­ưu động, đào tạo cán bộ ở trong nư­ớcvà  ngoài nư­ớc…Cùngvới sự nỗ lực làm việc có kế hoạch, khoa học của CBCVC, Trạm Mắt Hải phòng luônluôn đư­ợc Viện Mắt Trung Ư­ơng đánh giá là một trong những đơn vị đứng đầutoàn quốc về  thành tích phòng chống mùloà. Điều đó đư­ợc thể hiện trong  tổng kếtthành tích của Trạm Mắt trong mư­ời năm đổi mới( 1990-1999):

*   Kiện toàn tổ chức, nâng cao số l­ượng và chấtl­ượng CBCVC đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân.

*   Xâydựng hoàn chỉnh, phát huy hiệu quả hoạt động của mạng lư­ới CSMBĐ: Đào tạo 1000l­ượt CB y tế cho 200/217 xã về chăm sóc Mắt ban đầu. Đào tạo 500 giáo viên của7 quận/ huyện về phòng chống bệnh mắt hột và 30 cán bộ thông tin văn hoá các xãhuyện An lão về truyền thông giáo dục sức khoẻ mắt.

*   Thựchiện tốt ch­ương trình phòng chống bệnh mắt hột: Hàng năm bình quân đã khám cho trên 200.000 nghìn l­­ượt/ngư­­ời, , phachế và cấp phát 200.000 ống thuốc tra mắt, điều trị cho 10.000-14.000 ngư­ời  bị bệnh mắt hột. phẫu thuật 200 –300 ca quặm.Giảm tỷ lệ mắt hột từ 20% vào những năm 1990 xuống còn 7,5% .

*   Phối hợp với Trung tâm y tế dự phòng cấp phátcho Trung tâm y tế quận /huyện hàng chục ngàn viên nang vi ta min A hàm lượngcao để điều trị và dự phòng bệnh khô mắt cho trẻ em. Giảm tỷ lệ bệnh khô mắt ởtrẻ em từ 0,78% năm 1991 xuống 0%.

*   Thực hiện chiến dịch thanh toán mù loà miễngiảm viện phí tại cơ sở đã mang lại ánh sáng cho hàng ngàn ng­ười nghèo và tiếtkiệm chi phí cho cộng đồng hàng tỷ đồng. Tăng số l­ượng phẫu thuật thể thuỷtinh hàng năm( 229 ca/1990 –1460ca/1999) đã giải quyết phần lớn  số mù loà tồn đọng trong thời gian dài do bệnhnày.

GIAIĐOẠN 2:  TRUNG TÂM MẮT HẢI PHÒNG

Trong quá trình hoạt động, Trạm Mắt đãluôn luôn mở rộng và nâng cao chất lượng các dịch vụ chăm sóc Mắt nhằm đáp ứngcác yêu cầu thực tế. Tháng 9/1999 UBND thành phố quyết định đổi tên Trạm Mắt Hảiphòng thành Trung tâm Mắt Hải phòng cho phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được đảmnhiệm từng giai đoạn . Tiếp tục truyền thống Trung tâm Mắt Hải phòng đã khôngngừng tìm kiếm các nguồn tài trợ, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để tạonên sự phát triển. Năm 2001 Trung tâm ứng dụng kỹ thuật cắt mộng có ghép kết mạctự thân. Năm 2003 ứng dụng phẫu thuật đục thể thuỷ tinh bằng phư­ơng pháp PHACOtiên tiến nhất thế giới. Từ năm 2004 đến nay với sự giúp đỡ của bác sỹTADASHI  và Hiệp hội phòng chống mù loàChâu Á - Nhật Bản,  Trung tâm Mắt Hảiphòng đã nhận đ­ược các trang thiết bị hiện đại trong phẫu thuật và chẩn đoánnhư­: Kính hiển vi phẫu thuật, máy PHACO và cắt dịch kính, máy chụp ảnh đáy mắt,đồng thời bác sỹ TADASHI cùng Bệnh viện Mắt Trung ương hoàn thành chuyển giao kỹthuật giúp Trung tâm Mắt Hải phòng thực hiện phẫu thuật dịch kính để điều trịcác bệnh bán phần sau nhãn cầu như : Chấn thư­ơng, Xuất huyết dịch kính, Dị vậtnội nhãn…đó lànhững khoảng trống điều trị của Hải phòng chưa bao giờ thực hiện được. Thời điểmnày, cơ sở hạ tầng trụ sở làm việc của Trung tâm Mắt đã cũ, lạc hậu và chật trộikhông đảm bảo cho sự phát triển. Năm 2005 UBND thành phố, Sở Y tế đã chuyển trụsở làm việc số 183 Nguyễn Đức Cảnh về địa điểm mới xây dựng tại 383 Lán Bè – LêChân. Tại cơ sở mới này Trung tâm Mắt có thêm nhiều điều kiện nghiên cứu và ứngdụng tiến bộ y học trong công tác phòng chống mù lòa ở tuyến cơ sở. Việc triểnkhai, thực hiện có hiệu quả các dự án tài trợ tại Hải Phòng đã tạo nên niềm tinđể các Công ty, Tổ chức NGOs nước ngoài tiếp tục giúp đỡ Trung tâm Mắt thêm nhiềudự án nhân đạo nhằm mở rộng, nâng cao các dịch vụ chăm sóc mắt cho những ngườidân nghèo không có điều kiện tiếp cận khám chữa bệnh :

- Từ 3/2006 – 2009 Tổ chức ORBIS tài trợdự án 270.000 USD đã xây dựng mạng l­ới cơ sở chăm sóc mắt trẻ em trong toànthành phố, cung cấp trang thiết bị hiện đại, đào tạo cán bộ nhằm cung cấp dịchvụ chăm sóc mắt và phòng chống mù loà cho trẻ đẻ non, phẫu thuật cho trẻ bị dịtật mắt bẩm sinh, học sinh bị tật khúc xạ. Tổ chức ORBIS dự định sẽ tiếp tục hỗtrợ BV Mắt HP trở thành Trung tâm Nhãn nhi của khu vực các tỉnh Duyên Hải.

- Tháng 9/2008 Tổ chức Lion Club và Bệnhviện Mắt TW tài trợ dự án 30.000 USD về chăm sóc tật khúc xạ học sinh.

- Tổ chức CBM cũng cam kết tiếp tục tàitrợ hằng năm từ 20.000 – 50.000USD cho dự án “ Chăm sóc mắt toàn diện”. 

Không chỉ chú ý phát  triển nhãn khoa lâm sàng, Trung tâm Mắt cònchú ý phát triển nhãn khoa cộng đồng để chăm sóc mắt ngày càng toàn diện chonhân dân. Trung tâm Mắt đã đào tạo và đào tạo lại cán bộ cơ sở các tuyến, củngcố và đẩy mạnh hiệu quả hoạt động của mạng lư­ới Chăm sóc Mắt ban đầu đư­ợc xâydựng trong nhiều năm. Trong quá trình hoạt động Trung tâm Mắt đã được các Cấp,Ngành khen thưởng về thành tích hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

GIAIĐOẠN 3:  BỆNH VIỆN MẮT HẢI PHÒNG

Sự thay đổi về thay đổi kinh tế-xã hội,thay đổi cơ cấu bệnh tật đã đặt ra thách thức phát triển đối với Trung tâm MắtHải phòng để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân ngày càng cao cả về sốl­ượng lẫn chất lượng. Ngày 09 tháng 10 năm 2008 UBND thành phố Hải phòng đãban hành Quyết định số 1667 về việc thành lập Bệnh viện Mắt HP trên cơ sở nângcấp Trung tâm Mắt Hải phòng. Bệnh viện Mắt Hải phòng được thành lập có 08 khoa/phòng chức năng, 50 giường bệnh đảm nhận trọng trách là bệnh viện chuyên khoađầu ngành của thành phố. Mặc dù Bệnh viện ngay sau khi thành lập phải đối mặt vớikhó khăn như: Không có một cán bộ, công viên chức nào đã kinh qua công tác ở bệnhviện, nhưng toàn thể CBCVC đã nỗ lực học tập, tham quan các bệnh viện trongngành để áp dụng quy chế bệnh viện, xây dựng các quy trình khám chữa bệnh và sựphối hợp các khoa/phòng đưa hoạt động của bệnh viện sớm đi vào ổn định. Đồng thờivới việc củng cố bộ máy tổ chức, chức năng hoạt động, bệnh viện đã tổ chức Hộithảo về Chiến lược phòng chống mù loà trung hạn 2008-2010 tại Hải phòng để địnhhướng hoạt động cho phù hợp trong giai đoạn mới. Trong kế hoạch phòng chống mùloà bệnh viện tập trung vào việc ưu tiên giải quyết các nguyên nhân gây mù lòa hàngđầu như: Đục thể thủy tinh, Glaucom, Tật khúc xạ, Bệnh võng mạc đái tháo đường…Để thực hiện chiến lược đó, bệnh viện đã xây dựng kế hoạch đào tạo cán bộ, tăngcường trang thiết bị, đẩy mạnh nghiên cứu và áp dụng những tiến bộ khoa học kỹthuật mới trong khám chữa bệnh. Ngoài sự hỗ trợ của thành phố, bệnh viện cũngđã tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức NGOs nước ngoài để phát triển nguồn lực.

- Dự án “Xây dựng mạng lưới chăm sóc mắt trẻ em thành phốHải phòng” ORBIS tài trợ đã cung cấp trang thiết bị nhãn khoa để khám và điềutrị mắt cho trẻ em. Đào tạo cán bộ mạng lưới chăm sóc mắt trẻ em trong toànthành phố, khám miễn phí về tật khúc xạ, cấp kính cho học sinh nghèo.

Tổng trị giá tài trợ năm 2009 là : 15.100USD

- Dự án “Chương trình chăm sóc mắt toàn diện” do tổ chứcChristoffel Blindenmission (CBM-Cộng hoà LB Đức) tài trợ. Dự án đã cung cấptrang thiết bị khám chữa bệnh, đào tạo chăm sóc mắt ban cho cán bộ y tế xã vàquận/ huyện, xây dựng và củng cố hoạt động của mạng lưới từ tuyến tỉnh tới tuyếnxã. Phẫu thuật miễn và giảm viện phí cho bệnh nhân nghèo bị mù do bệnh đục thểthuỷ tinh ở nông thôn.

          Tổng trịgiá tài trợ năm 2009 là : 25.296 EUR. Năm 2010 : 48.750.000VNĐ. Năm2011 : 45.000.000VNĐ. Năm 2012 :172.000.000 VNĐ.

- Dự án Xử lý tật khúc xạ học sinh Hải Phòng do tổ chứcInternational Association of Lion Club tài trợ khám sàng lọc tật khúc xạ cho50.000 học sinh, cấp kính cho học sinh nghèo. Tổng trị giá tài trợ năm 2009là : 30.000USD. Năm 2010 : 15.000USD

- Duy trì mối quan hệ trong nhiều năm với Hiệp hội phòng chốngmù lòa châu á của Nhật Bản : Dựán nâng cao năng lực khám chữa bệnhcho bệnh bệnh viện Mắt Hải Phòng: Cung cấp trang thiết bịvà hỗ trợ đào tạo cán bộ đã giúp bệnh viện Mắt Hải phòng trở thành một trong nhữngbệnh viện Nhãn khoa tuyến tỉnh hàng đầu trong toàn quốc.

Năm 2009: Dự án nâng cao chất lượng điều trị bệnh võng mạcđái tháo đường : Cung cấp máy Laser nội nhãn, ngoại nhãn trị giá53.000USD.

Năm 2012 và 2013 : Dựán nâng cao chất lượng phẫu thuật Cắt dịch kính điều trị bệnh bán phần sau nhãn cầu :  Cung cấp Camera nội nhãn trị giá30.000USD ; Cung cấp máy Cắt dịch kínhvà hệ thống lọc nước vô trùng để rửa tay trước phẫu thuật trị giá  37.000USD.

Năm 2014 liên kết với Công ty TNHH Phát triển ứng dụng Phẫuthuật Cận thị.

Trong 05 năm2009-2014 bệnh viện đã vận động các tổ chức NGOs nước ngoài và trong nước tàitrợ cho các hoạt động nhân đạo và phát triển ngành nhãn khoa Hải Phòng với tổnggiá trị khoảng 250.000USD.  

Ngày nay với đội ngũ 15 bác sỹ chuyên cótrình độ sau đại học bao gồm cả Nghiên cứu sinh, Thạc sỹ… cùng nhiều Điều dưỡngviên có trình độ Đại học, Bệnh viện Mắt Hải Phòng sẽ tiếp tục phấn đấu ứng dụngnhững tiến bộ khoa học kỹ thuật trong khám chữa bệnh, xứng đáng đảm nhiệm trọngtrách phòng chống mù loà cho nhân dân toàn thành phố, là Trung tâm Nhãn khoa củavùng Duyên Hải h­ướng tới mục tiêu của WHO: WOLD VISION –2020. Thị giác cho mọi ngư­ời-  2020.


Tin khác




Đăng nhập